Insane
Bloggiaitri
Chúc bạn 1 ngày tốt lành !
↓↓ Xuống dưới
Bài viết mới

★Có thể bạn chưa biết(phần 2)

Top 10 động vật có kĩ năng sống đặc biệt nhất: Thằn lằn Plumed: Đi trên mặt nước Đứng ở vị trí số 10 trong bảng xếp hạng những động vật có kĩ năng đặc biệt là thằn lằn Plumed – một loài thằn lằn ở Trung Mỹ. Loài thằn lằn này thường trú ẩn ở các bờ suối hay các bụi cây chờ sâu bọ hay những loài động vật có xương sống có kích thước nhỏ đi qua để chộp lấy và nuốt chửng. Nhưng khi bị đe doạ, chúng liền nhảy xuống suối và trốn thoát bằng cách đi trên mặt nước bằng chân sau. Biệt danh của loài thằn lằn này là “Thằn lằn chúa Giêsu”, loài bò sát xinhđẹp màu xanh ngọc này còn nổi tiếng với tốc độ chạy cực nhanh trên mặt đất (11 km/ giờ) và khả năng nhịn thở 30 phút dưới nước. Chó săn: Khứu giác Đôi mắt của những chú chó săn trông có vẻ rất buồn ngủ nhưng chúng lại có chiếc mũi của một thám tử siêu hạng. Khứu giác của chúng nhạy gấp 1 triệu lần con người. Bởi có khứu giác nhạy bén nên cảnh sát thường huấn luyện chúng để lần theo dấu vết của những người mất tích hoặc những tội phạm bỏ trốn. Mũi của chó săn có hơn 200 triệu tế bào khứu giác, nhờ đó chúng có thể ghi nhớ mùi trong vài ngày liền cho dù trên đường đi có sự xuất hiện của những mùi hương khác đi nữa. Khả năng khứu giác đặc biệt cùng với đức tính kiên trì khiến chó săn thực sự trở thành loài chó vô cùng lý tưởng. Đại bàng: Thị giác Tất cả các loài chim săn mồi có thị lực rất tốt, chúng dựa vào đó để tìm con mồi. Nhưng trong số đó, đại bàng là loài có khả năng thị giác đặc biệt nhất. Theo ướctính, đại bàng có khả năng nhìn thấy các tiểu tiết gấp hơn bốn lần so với con người. Sở dĩ có điều này là do đại bàng có đồng tử lớn làm giảm thiểu sự nhiễu xạ. Mắt đại bàng có kích cỡ và trọng lượnggần giống mắt người. Nhưng chúng có hình dạng khác hẳn. Phía sau lưng mắt chúng phẳng hơn và rộng hơn lưng mắt chúng ta, tạo cho nó một trường quan sát lớn hơn nhiều. Đại bàng có khả năng định vị con mồi vô cùng chính xác thậm chí tới hàng trăm mét. Do đó chúng ta có thuật ngữ “mắt đại bàng” để ám chỉ những ai có thị lực tốt. Bọ phân: định vị ánh sáng mặt trăng Do mặt trăng mờ hơn mặt trời rất nhiều nên không ai dám chắc liệu động vật có thể sử dụng ánh trăng phân cực để định vị hay không. Hiện Marie Dacke thuộc ĐH Lund, Thụy Điển và nhóm của bà chỉ ra rằng bọ phân Scarabaeus Zambesianus sử dụng thị lực phân cực. Chúng thường tìm tới đống phân, nặn thứ chất thải đó thànhmột quả cầu rồi lăn nó đi. Sau khi đi được một quãng an toàn, chúng chôn quả cầu phân và ăn nó dưới đất. Loài bọ này rời đống phân theo một đường thẳng do chúng cần phải thoát thân nhanh khi những bọ phân khác chiếm đoạt các quả cầu đang được vận chuyển. Theo nhóm nghiên cứu, loài bọ này sử dụng ánh sáng phân cực của mặt trăng, chứ không phải chính mặt trăng. Một vài khoảng trời quang mây cũng cung cấp đủ ánh sáng cho việc định vị. Khi các chuyên gia đặt một thiết bị lọc phân cực bên trên bọ phân đểđổi hướng phân cực 90 độ, họ thấy chúng quay một góc vuông. Vào những đêm không trăng hoặc trời quá nhiều mây, bọ phân không thể di chuyển theo một đường thẳng. Nhóm nghiên cứu tìm thấy các thụ thể đặc biệt trong mắt của chúng. Những thụ thể đó dò ánh sáng mặt trăng phân cực mờ gấp 1 triệu lần ánh sáng mặt trời. Báo sư tử: nhảy Sở hữu sức mạnh và tốc độ chạy nhanh đến kinh ngạc, báo sư tử là một trong những động vật ăn thịt ghê gớm nhất trên hành tinh. Nhưng kĩ năng nhảy cao của báo sư tử chỉ giúp chúng đứng ở vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng. Được biết đến như là một loại sư tử núi, báo sư tửhay báo có bắp chân sau rắn chắc và bàn chân lớn giúp chúng có sức bật nhảy cực mạnh. Từ một vị trí đứng, báo sư tử có thể nhảy cao tới 4,5 mét theo chiều dọc còn nếu đang trên đà chạy, nó có thể dễ dàng nhảy tới 12 mét theo chiều ngang. Báo sư tử sử dụng kĩ năng này của chúng để săn mồi, chúng lặng lẽ đi theo con mồi và chờ đến khi cự ly tấn công phù hợp, khi đó chúng sẽ chồm lên con mồi, cắn vào cổ con mồi cho đến chết Cá mập: cảm nhận xung điện sinh học Khứu giác và thị giác hoàn hảo cộng thêm khả năng cảm nhận điện trường của động vật đã ấn định cho cá mập ngôi vị “vua biển cả”. Cá mập có những tế bào đặc biệt trong não, cho phép chúng nhận biết trường điện từ phát đi từ động vật khác. Với giác quan này, một con cá mập có thể xác định mùi máu, haynước tiểu của con mồi ở xa hàng km. Bởi vậy, nếu có bị chảy máu thì bạn đừng nghĩ đếnviệc tắm biển hay lướt sóng, điều này rất nguy hiểm. Động vật thân mềm: sức đẩy của phản lực Động vật thân mềm là một nhóm động vật bao gồm mực và bạch tuộc, chúng là những loài không xương sống bơi nhanh nhất trong đại dương, một phần bởi khả năng sử dụng sức đẩy phản lực của chúng. Khi nước chảy vào khoang áo choàng của chúng, nước chảy vào các lỗ và được đóng lại, trừ một nơi mở ra được gọi là phễu. Sau đó chúng dùng sức tống các tia nước thông qua cái phễu đó. Như vậy, chúng nhận được một sức đẩy ngược lại đủ làm thân chúng bơi khá nhanh về phía trước, nhờ đó, tốc độ bơi của chúng có thể lên tới 40 km/h.

Quay lại
Bình luận

Gửi bình luận

↑↑ Lên trên
Tag : wapmaster ,code hay tao wap, avatar hack mod , army mod , kpah ,giai tri vui ,google[bot] ,bing[bot],yahoo[bot],ola[bot]

xoxHits.com-free counter service